[Ukraine – Nga] Vì sao lệnh trừng phạt từ Mỹ và đồng minh chưa đủ sức răn đe Moscow

Nhiều quốc gia thành viên NATO với đa số các quốc gia thành viên thuộc châu Âu đang ở thế khó khi đối đầu với Nga. Các đòn trừng phạt về kinh tế liên tiếp được thực hiện, nhưng vẫn không đủ sức răn đe.

Khi trừng phạt sâu rộng lên nền kinh tế Nga, lợi ích của các quốc gia của châu sẽ bị tổn hại rất lớn.

Sự phụ thuộc vào năng lượng

Hầu hết các quốc gia thuộc NATO và EU đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn dầu khí của Nga. Điều này, khiến các quốc gia thành viên có tiếng nói trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương như Đức, Pháp không thể trừng phạt một cách thực sự mạnh mẽ lên nền kinh tế Nga.

Mới đây, một thành viên trong khối này là Hungary đã phản đối trừng phạt dầu khí Nga, do lo ngại tổn hại lợi ích quốc gia.

Hoa Kỳ nhập khoảng 1-3% dầu khí từ Nga, do đó việc cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga nhanh chóng được thực hiện. Nước Anh thông báo có kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm 2023.

Hầu hết các quốc gia châu Âu đều không thể loại bỏ nhập dầu của Nga ngay lập tức mà phải mất rất nhiều thời gian để đa dạng nguồn cung, dự trữ, năng lượng mới để hạn chế sự phụ thuộc vào dầu khí của Moscow.

Ngoài dầu khí, EU còn nhập lượng khí đốt khổng lồ nhập từ Nga. Nga đã xây dựng mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tự nhiên khắp châu Âu từ những năm 1960. Washington đã cảnh báo các đồng minh phương Tây càng phụ thuộc vào nhiều khí đốt của Nga sẽ chỉ khiến người châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước Moscow.

Các quốc gia châu Âu quá phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Nga

Cho tới thời điểm này, kế hoạch đa dạng nguồn cung mới, nguồn năng lượng mới để hạn chế phụ thuộc vào Nga sẽ là vấn đề mà nhiều quốc gia phương Tây sẽ hướng đến trong thời gian tới.

Chiến tranh hạt nhân

Nga là quốc gia có số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều nhất trên thế giới. Vì vậy, việc NATO tham chiến hoặc thiết lập vùng cấp bay trên bầu trời Ukraine là đối đầu trực tiếp với Nga. Điều này rất dễ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 3.

Dù có chiến tranh hạt nhân hay không, chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ hủy hoại kinh tế của phương Tây cũng như sự phát triển của thế giới, gây bất ổn toàn cầu.

Yếu tố lịch sử

Sự phản ứng yếu ớt của quốc tế sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Moscow được nước làm tới và phát động cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2023.

Tuy nhiên, sự phản kháng không ngờ của Ukraine đã khiến kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nga sụp đổ, tổn thất 2 bên đều quá lớn và quốc tế lên án dữ dội. Lúc này, phương Tây mới thực hiện biện pháp đối phó Nga.

Chia sẻ
Sáng lập website Người Việt USA. Mong muốn của tôi là chia sẻ thông tin về cuộc sống người Việt ở Hoa Kỳ và các tin tức liên quan. Các kinh nghiệm cho người mới đến Hoa Kỳ định cư.

BÌNH LUẬN

Nội dung bình luận
Tên của bạn là gì?