Trang chủThi NailsKiến thức cần biết khi thi lý thuyết Nail ở Mỹ

Kiến thức cần biết khi thi lý thuyết Nail ở Mỹ

Những kiến thức căn bản cần học thuộc để thi lấy bằng cũng như làm việc trong ngành nail ở Mỹ. Bạn có thể vận dụng những kiến thức này vào bài thi trắc nghiệm lý thuyết nail.

Lý thuyết thi bằng nail ở Mỹ cần biết

  1. NIPPER dùng để cắt cuticle, da phao tay, màng da mỏng (EPONICHIUM)
  2. ARTIFICIAL NIPPER hay ACRYLIC NIPPER dung để FILL hoặc sửa chữa móng giả.
  3. CLIPPER dung để cắt móng thật.
  4. ACRYLIC CLIPPER hay ARTIFICIAL CLIPPER dung để cắt móng giả (móng bột).
  5. Đắp bột luôn đắp 3 cục trở lên, cuc thứ nhất luôn ở đầu móng.
  6. Đắp bột phải đắp cách cuticle 1/8.
  7. Dán SILK hoặc Paper wrap cách cuticle 1/16.
  8. Khi dũa móng phải nghiêng Dũa 45 độ.
  9. Mụt chai được phép làm móng, móng dầy (ONYCHAUXIS) làm được.
  10. Móng nhiễm trùng phần nhiều do sát trùng dụng cụ không đúng cách.
  11. Khách bị tai biến mạch máu não (STROKE) không được massage.
  12. Khách bị cao áp huyết (cao máu) Massage sẽ kích thích tim vì khi massage sẽ giúp máu tuần hoàn nhiều, bắt buộc tim phải đập, co bóp nhiều.
  13. Khách bị thấp huyết áp, Massage có lợi cho sức khỏe.
  14. Động tác EFFLEURAGE (CIRCULAR): Xoay, vuốt nhẹ.
  15. PRIMER khi thoa lên móng lúc khô có màu trắng đục.
  16. LIQUID (MONOMER) dính lên da sẽ gây dị ứng, cứng CUTICLE, cứng da.
  17. Bột (POLYMER) dính lên da sẽ gây tróc, bong, lift thân móng.
  18. Khi dũa móng đề gắn Tip, dũa 1/3 đầu móng.
  19. Khi bắt đầu làm chân, ngâm chân để rửa, làm sạch sẽ (vệ sinh chân).
  20. Khi bắt đầu làm tay, ngâm tay mục đích làm mềm da tay, mềm móng cho việc cắt da, cắt móng được dễ dàng.
  21. Giặt khăn: 140 độ F – 160 độ F trong vòng 15 phút hay 212 độ trong vòng 10 phút.
  22. Móng bột bị nứt, dũa hình chữ V (dũa rộng đường nứt) rồi đắp bột.
  23. Take-off (gỡ) móng bột, móng SILKWRAP bằng chất SOLVENT (Dung môi).
  24. Đổ nước khi đang làm tay, chân phải đứng dậy lau khô ngay.
  25. Đẩy mạnh hoặc quá sâu khi xủi da, sẽ gây tổn hại móng non, MATRIX, móng mẹ, hoặc viêm móng.
  26. ETCHING (đẩy mạnh) trên móng khô sẽ gây gợn sóng.
  27. Hang Nail, AigNail, móng khô, da khô nên dùng HOT OIL.
  28. Đầu nhọn cây xủi da (Metal Pusher) tuyệt đối cấm dùng.
  29. Dũa đầu móng thật, móng Tip, Bột không đúng cách sẽ gây chẻ đầu móng.
  30. Dũa mặt móng không đúng cách, quá mạnh, sẽ gây Hang Nail, AigNail, vì dũa có thể leo lên cuticle.
  31. Dũa đường nối Tip không đúng cách, quá mạnh, sẽ gây tổn hại mặt móng hoặc Tip sẽ rớt ra.
  32. BUFFER mạnh đường nối sẽ làm mất đường nối Tip, hoặc dũa nhè nhẹ.
  33. Thợ nail được quyền massage cả tay lẫn chân.
  34. Vết thương nhỏ không chảy máu; dùng ANTISEPTIC.
  35. Vết thương nhỏ có chảy máu hay để cầm máu dùng bột phèn chua (POWDER ALUM).
  36. BRUISED NAIL- Móng bị bầm, dập không được đắp bột.
  37. Móng dơ bẩn: dung Nail Bleach.
  38. Móng bị ố vàng: Dùng Polish Remover hoặc ACETON.
  39. Móng bị đốm trắng: dùng WHITENER.
  40. Những bệnh sau đây tuyệt đối CẤM làm:
    a. FISSE: da bị nứt.
    b. LESSION: vết thương, trầy xước.
    c. ATHLET’S FOOT, TINEA, BLISTER: da bị nứt, có mủ, mụn nước.
    d. MỤN CÓC, NẤM KINH NIÊN (mãn tính).
    e. RING-WORM: Lác đồng tiền (mặt da nhẵn, màu hồng, chung quanh có mụn nước).
    f. FUNGUS: nấm vàng, xanh.
    g. MOLD: nấm đen, thối.
  41. Để tách rời da xước: dùng NIPPER.
  42. Bằng (LICENSE) Nail: Đề tại bàn làm việc.
  43. Bảng luật an toàn và sức khoẻ của Hội Đồng Thẩm Mỹ (State Board) để ở nơi tiếp khách.
  44. Cọ và GEL để gần nhiệt độ cao hoặc tia cực tím sẽ bị cứng.
  45. Hơi ẩm, bọt khí (Bubble) trong móng sẽ gây FUNGUS.
  46. Sử dụng Tia cực Tím (Tử ngoại, ULTRA VIOLET U-V) không đúng cách sẽ gây hại mắt.
  47. Gây vết thương nhỏ cho khách tiểu đường: bôi Antiseptic, rồi giới thiệu bác sĩ.
  48. Gây chảy máu khách bị bệnh tiểu đường: cấp cứu rồi giới thiệu bác sĩ. (đặt tính bệnh tiểu đường rất khó cầm máu)
  49. Thợ bị bệnh H.I.V. (AIDS, Miễn nhiễm) Không được phục vụ.
  50. Chà nhám mặt móng để bột và PRIMER dính chặt vào móng hơn.
  51. Hóa chất có tính diệt trùng: VIRUCIDE, BACTERICIDE, FUNGICIDE.
  52. Làm bớt sự sắc bén của dũa: dùng 2 cây dũa mới cà vào nhau.
  53. FORM dùng để làm giá đỡ, làm khuôn khi đắp bột.
  54. Mục đích đắp bột bằng FORM để tạo dáng (Shape) móng.
  55. Dùng Orange Wood Stick đầu có quấn bong gòn và 1 ít nước chùi nước sơn để nhét phần giấy dư dưới đầu móng. (Paper wrap)
  56. FILL cần dũa sạch và gỡ hết bột cũ bị tróc.
  57. Dùng LIQUID (MONOMER) và BỘT (POLYMER) không cùng 1 nhà sản xuất sẽ gây ra độc tố.
  58. Tham khảo vấn đề sức khỏe của khách trước khi phục vụ.
  59. Nhận biết bệnh móng trong khi tham khảo với khách hàng.
  60. Thay nước QUADS khi ĐỤC và DƠ hoặc 1 tuần.
  61. Duy trì móng paper wrap: ngâm ACETONE hoặc SOLVENT rồi làm lại móng mới.
  62. BUFFER theo chiều ngang của móng.
  63. Cấm dùng lưỡi dao CREDO để cạo da chai.
  64. Móng bầu dục (Oval) lý tưởng hợp với người bán hàng.
  65. Móng tròn (ROUND): cứng, mạnh hợp với nam giới làm việc nặng.
  66. Dùng dầu NIPPER cắt da, không được kéo da.
  67. Dũa mặt nhám (nhè nhẹ, phơn phớt) bao quát hết mặt móng rồi đắp bột.
  68. Dũa mịn (Buffer) dùng để dũa mặt móng trước khi sơn hoặc trước khi làm silk wrap.
  69. FILL Móng SILK WRAP bằng GLUE (keo), WRAP long hoặc MENDNING LIQUID.
  70. Cơ quan bảo vệ môi trường (ENVIRONEMENT PROTECTION AGENCY; (E.P.A) có trách nghiệm hướng dẫn, kiểm soát cách khử và sát trùng.
  71. M.S.D.S Hỏi nơi bán SUPPLIES
  72. Bằng hết hạn, phải đổi sau mỗi 2 năm (tùy tiểu bang).
  73. CATALYST giúp tác dụng hóa chất nhanh hơn và chóng (mau) khô.
  74. Tiếp xúc nhiều với Hóa Chất dễ bị dị ứng (Allergy) hoăc viêm da.
  75. Hoá chất phải dán nhãn hiệu đầy đủ (LABEL) trước khi cất vào tủ.
  76. Không dung kềm cắt da (NIPPER) để gỡ móng giả.
  77. Dùng:
    – FOOT FILE: Làm mịn lòng bàn chân.
    – POWDER STONE (đá bọt): Làm mịn gót chân.
    – PUMICE POWDER: Làm mịn những móng bị gợn sóng.
  78. NON-ACETONE: không có chất ACETONE để chùi nước sơn trên móng tay giả (móng bột).
  79. Khách hàng yêu cầu 1 việc làm sai luật, bạn nên từ chối và khuyên khách hàng làm hoặc chọn 1 dịch vụ khác.
  80. Nail Bleach không phải chất sát trùng.
  81. Primer dính lên da: Rửa bằng xà bong và nước ấm.
  82. Bột hoặc keo dính lên da. Dùng chất hoà tan.
  83. Móng đã bôi Antiseptic lỡ chạm tay vào, phải bôi Antiseptic lại.
  84. Khách bị cảm cúm (FLU) không làm vì trong hơi thở, nước miếng có vi khuẩn dễ truyền nhiễm.
  85. Ngâm chân khách từ 3 tới 5 phút.
  86. Dũa móng từ cạnh (khóe, góc) ra giữa.
  87. Luật California chấp thuận sát trùng bằng hóa chất.
  88. Làm khô móng GEL bằng tia cực tím nhiệt độ thấp (thường, nhẹ)
  89. Làm khô móng GEL cần phải cân nhắc trong tia cực tím nhiệt độ cao (mạnh, quá độ).
  90. Dùng Alcohol khử trùng bàn làm việc.
  91. Hydrogen peroxide 3% là Antiseptic, 6% là Nail Bleach.
  92. Cục chai, da chai, móng đâm khóe, giới thiệu bác sĩ về da.
  93. Ghẻ lở, lác, nấm, mụn nước, vết thương, giới thiệu bác sĩ về da.
  94. RESIN có trong nước sơn bóng (Top coat, base coat)
  95. LANOLIN có trong kem thoa da.
  96. NITRO CELULOSE có trong nước sơn. (ENAMEL)
  97. SODIUM hay POTASSIUM HYDROGEN có trong CUTICLE REMOVER hoặc SOLVET).
  98. Đa số các bệnh móng có chữ CHIA, SIS cuối cùng đều không làm được trừ bệnh LEUCHONYCHIA (hột gạo).
  99. License Nail phải đổi mới (RENEW) sau mỗi 2 năm (tùy tiểu bang).
  100. Bắt đầu làm Manicure: thợ và khách di rửa tay.
  101. Giấy S.M.A phải vứt bỏ sau mỗi dịch vụ.
  102. Gắn móng tip không đúng cách sẽ gây bọt khí hay FUNGUS.

Để lại bình luận

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây