Chia sẻ kinh nghiệm thi quốc tịch Mỹ bang Georgia của các anh chị đã từng tham gia phỏng vấn.
Chị Trinh Thanh Thinh – Georgia
Mình ở Georgia nha có hen 7h45’. Mình vo lúc 7h25′. Thấy mọi người đứng xếp hàng mình chạy vô xếp hàng luôn. Xét giấy tờ lăn tay xong ngồi đợi, nhớ để y họ nói minh ngồi đợi lầu 2 hay 3 nha. Mình không để ý nên ngồi đợi lầu 2, người phỏng vấn trên lầu 3 tìm minh phát loa tìm xuống lầu 2. Vô xin lỗi mấy lần luôn, thấy có vẻ không vui, trong lòng hồi hộp kiểu này xong rồi. Mà minh xin lỗi lần nữa, bà nói ok không sao. Vô kêu đứng lên tuyên thề xong ngồi xuống.
Tên? Tuổi? Làm gì? Kết hôn chưa? Chồng tên gì? Sinh nhật chồng? Có con không?
Mình trả lời xong. Officer hỏi 100 câu lịch sử 74, 5, 1, 3, 96, 95.
Đọc là: Who lives in the White House?
Viết : The president lives in the White House
Xong chúc mừng mình đậu phần viết và đọc. Nghe chúc mừng mình tưởng đậu rồi, muốn khóc luôn ai dè chưa xong. Còn yes/no hỏi hết, mà hỏi lộn xộn nha, không hỏi theo thứ tự. Nghe kỹ trả lời, không nghe kỹ hỏi lại. Xong mình ngồi đợi khoảng 5′ ký tên và chúc mừng mình đậu rồi. Về đợi thư tuyên thệ nha. Rồi dặn mình ra sẵn gọi người kế tiếp.
Anh Minh Tuấn – Atlanta Georgia
Mình mới đậu quốc tịch và tuyên thệ tuần trước. Cũng nhờ mọi người ở trên này chia sẽ kinh nghiệm cho mình nên hôm nay mình cũng xin chia sẽ lại.
Mình nộp đơn vào tháng 3-2021, lăn tay tầm tháng 7, interview 03-09-2023, tuyên thệ 03-12-2023.
Mọi người cố gắng giữ bình tĩnh và tâm trạng thoải mái là được (nghĩ rớt lần này lần sau thi lại thôi nên mình không bị run) mình cũng không giỏi tiếng Anh lắm.
Người ta mình vào thi, mình chào buổi sáng và chờ người ta gọi ngồi thì mình mới dám ngồi, vừa ngồi 1 xíu là người ta bắt mình đứng dậy và giơ tay phải lên xin thề là những gì mình nói hôm nay là sự thật (chỉ cần nói YES I DO)
Phần 100 câu mọi người nhớ học kĩ và trả lời rỏ ràng không bị vấp nha, em học trên youtube Vietlish.
6 câu civic bao gồm
- What happened at the Constitutional Convention?
- Who is the “Father of Our Country”?
- Name one war fought by the United States in the 1800s?
- Name one state that borders Canada.
- How many U.S. Senators are there.
- What is the highest court in the United States?
Phần N-400
Người ta hỏi em: tên, chiều cao, số phone, address. Người ta không hỏi em làm công việc gì mà người ta hỏi em vẫn làm công việc cũ đúng không (hơi mẹo). Xong người ta chỉ hỏi e có đi khỏi nước Mỹ không?
Em bảo là em có, rồi em nói luôn là em về Việt Nam 56 ngày, về thăm gia đình ( này em nói để cho người ta tin tưởng em hiểu và biết nói tiếng Anh)
Phần Reading & Writing
Đọc: Who can votes?
Viết: Citizens can vote
Phần Yes/no questions
Phần này khó nhất, vài câu đầu người ta đọc chậm mình còn hiểu, sau đó người ta đọc nhanh mình không hiểu kịp (mình học không kịp nên tập trung vào câu hỏi YES, còn NO thì học sơ sơ.
Phần What…mean
Mình học được khoảng 20 từ nhưng những từ còn lại mình vẫn hiểu nhưng mình không biết giải thích (mình may mắn không bị hỏi) nhưng mọi người cố gắng học hết 126 từ WHAT MEAN Nha.
Xong ngta chúc mừng mình đậu rồi. Mình ngồi đợi người ta phát cho đơn N445 để đi tuyên thệ.
Chị Thi Nguyen – Fairmount, Georgia
Em rớt pv vào ngày hôm qua rồi. Buồn quá. Em có hẹn lúc 11h30 và thi tại atlanta. Người phỏng vấn cho em là người mễ, mặt vô cùng nghiêm luôn. Không chào hỏi gì hết. Vào phòng là thề và hỏi 6 câu lịch sử (em trả lời được hết 6 câu)
Sau đó 1 câu đọc và 1 câu viết (em cũng qua được phần này ). Đến phần hỏi thông tin, họ hỏi em tên gì, rồi muốn đổi tên không. Em trả lời được hết. Xong họ hỏi em đổi chỗ mấy lần, hỏi Việt Nam em ở đâu. Em gặp chồng em ở đâu. Tiếng anh kém nên chỉ nói được ít.
Họ quần em một hồi là em không hiểu gì luôn. Và họ qua phần yes/no. Em trả lời No tầm mấy câu thì họ hỏi câu gì em không hiểu, em cũng chưa nghe bao giờ… (em chỉ nghe được New York và president). Và thế là họ cho em rớt vì em ko hiểu tiếng anh.
Có thể thấy, tại Georgia hoặc bất kì tiểu bang nào ở Mỹ. Phần hiểu và giao tiếp tiếng Anh rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Đó cũng là 1 tiêu chí được giám khảo đánh giá và chấp nhận bạn trở thành công dân Mỹ.